Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Đi trực thăng ngắm ngựa vằn uống nước sông thiêng

Đăng lúc 19:50 ngày 23/02/2014
Nếu có cuộc thi giống ngựa đẹp nhất, loài ngựa vằn châu Phi chắc chắn sẽ là ứng cử viên số 1! Anh Phùng Mỹ Trung, nhà nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, hào hứng chia sẻ sau chuyến trải nghiệm lí thú ở Nam Phi.
 
Nếu có cuộc thi giống ngựa đẹp nhất, loài ngựa vằn châu Phi chắc chắn sẽ là ứng cử viên số 1!
Anh Phùng Mỹ Trung, nhà nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, hào hứng chia sẻ sau chuyến trải nghiệm lí thú ở Nam Phi.

dimaybay-1.jpg
Các “cư dân” hoang dã đang yên bình uống nước dòng sông thiêng

dimaybay-2.jpg
dimaybay-3.jpg
Nhìn bề ngoài, những con ngựa vằn khá giống nhau, song mỗi họa tiết kẻ sọc trên cơ thể của từng con lại rất khác nhau và các nhà nghiên cứu thường căn cứ một phần vào những đường kẻ này để nhận dạng và phân loại chúng.

dimaybay-4.jpg
Dòng uMfolozi nhìn từ trên cao

dimaybay-5.jpg
Chuẩn bị lên trực thăng

dimaybay-6.jpg


   Khi ông mặt trời còn ngái ngủ, chúng tôi đã cùng nhau thức giấc đón chào một ngày mới ở Khu bảo tồn thiên nhiên uMfolozi. Hôm nay là một ngày quan trọng chúng tôi có cơ hội xem các loài động vật hoang dã và kiểm tra số lượng bầy đàn để bảo tồn cùng các nhân viên kiểm lâm Nam Phi.

   Lần đầu tiên trong đời được bước lên cabin trực thăng, tôi hơi bối rối, hồi hộp. Trời trở gió, những cơn gió sa mạc khá mạnh khiến cho chiếc trực thăng 4 chỗ run lên bần bật khi bắt đầu cất cánh. Đó là lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến những cánh rừng (bush) Nam Phi gần như bất tận nơi đường chân trời.

   Từng đàn linh dương đầu bò, trâu rừng, voi châu Phi có đến vài trăm cá thể đang nhởn nhơ gặm cỏ trên các dãy đồi thấp. Chúng lặng lẽ kiếm ăn trong ngôi nhà bình yên giữa các loài với nhau. Bầy sư tử no nê lười biếng nằm ngủ dưới gốc cây, thỉnh thoảng chúng ngước nhìn chiếc máy bay trực thăng như thể “cái này quá quen thuộc, chả đáng bận tâm”. Dưới kia là dòng sông uMfolozi với lời nguyền bất cứ ai uống nước ở dòng sông này sẽ có tai họa ập đến, ngoại trừ thần linh, vua Zulu và các loài hoang dã.

   Tôi tin lời nguyền đó của bộ tộc người Zulu hùng mạnh đã định cư hàng ngàn năm nơi đây là có thật, cũng như tin vào câu chuyện dòng sông ôm ấp mảnh đất thiêng liêng này để muôn loài cùng chung sống sẽ mãi mãi trường tồn, không bị bàn tay con người tàn phá. Với tôi, dù chỉ một lần được đặt chân đến các mỏm cát trắng xóa, ngắm nhìn dòng nước ít ỏi, khô cạn và những bầy thú hoang cũng đủ để ghi lại dấu ấn và kí ức khó quên về đất nước, con người Nam Phi.

   Khi tôi đề nghị được xem bầy ngựa vằn, một loài động vật hiền và xinh đẹp của châu Phi, viên phi công trẻ điều khiển chiếc máy bay nghiêng mình đến một đồng cỏ khô với những trảng cây chỉ còn chút màu xanh trên tán lá. Dưới chân chúng tôi, bầy ngựa vằn với hàng trăm, hàng ngàn con, tập hợp thành những bầy di chuyển tìm vùng đồng cỏ mới. Các chuyên gia giải thích sở dĩ số cá thể ngựa trong một đàn lớn đến như vậy bởi ngựa vằn có tập tính sống theo bầy đàn rất cao. Thông thường chúng tạo ra các bầy nhỏ theo kiểu từng gia đình, bao gồm một con đực, một vài con cái và các con non mới sinh. Những bầy ngựa có số lượng lớn thường có xu hướng dao động theo điều kiện môi trường sống. Tại các khu vực rừng nghèo, ít thức ăn thì các nhóm nhỏ hơn và ngược lại. Hầu hết các loài ngựa vằn đều là con mồi ưa thích của sư tử, báo săn, linh cẩu, chó rừng và cá sấu. Tuy nhiên, những vằn sọc trên người của ngựa vằn chính là cách ngụy trang tuyệt vời che chở chúng giữa những đám cỏ savan. Mặt khác, những sọc vằn trên cơ thể của chúng sẽ khiến những kẻ săn mồi lóa mắt và khó nhận biết từng con riêng biệt trong đàn lớn để đuổi bắt. Ngựa vằn còn thoát khỏi sự truy lùng của các loài côn trùng hút máu nhờ chính những họa tiết đặc biệt này. Ở những nơi quy tụ nguồn thức ăn dồi dào quanh năm như khu bảo tồn iMfolozi hay Phinda thuộc Nam Phi, loài ngựa vằn thường chỉ sống ổn định một nơi. Còn ở những khu vực mà nguồn thức ăn cạn kiệt trong mùa khô, các gia đình ngựa vằn sẽ quy tụ thành một đàn lớn để di cư tìm vùng thức ăn mới. Chặng đường di cư và quay trở về quê hương của chúng thường kéo dài khoảng 800 km/năm. Nhìn những “cư dân” hoang dã yên bình uống nước sông thiêng, tôi ước sao trên Trái đất này cũng có nhiều nơi dành tình yêu và đặc ân cho muôn loài, như cách mà người dân Nam Phi thể hiện qua truyền thuyết về sông uMfolozi.


Bookkhachsan.com - Theo muctim.com.vn


Qua Tang Online