Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Sự tích về Đại Thế Chí Bồ Tát

Đăng lúc 09:00 ngày 19/06/2013

Rất nhiều người tới chùa lễ Phật chỉ biết đức Phật Thích Ca ngồi trên tòa Hoa sen, đức Di Lặc béo mập. Còn các vị Bồ Tát nhiều người không hiểu rõ, vì mỗi chùa thờ một khác. Vì vậy một số Phật tử tại gia lâu lâu mới tới chùa một lần không hiểu các vị Bồ Tát được thờ là những vị nào nên thường thắc mắc.


 
  • Đại Thế Chí là Bồ Tát nào?
     
     
    Trong các buổi lễ tại các chùa ở phần cuối có xướng lễ ba đức Phật Thích Ca, Di Lặc, A Di Đà, và trong số năm vị Bồ Tát, có ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho ý chí quyết tâm giáo hóa chúng sinh. Hiện Ngài là bậc Đẳng Giác, ở cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, là một trong hai vị Đại Bồ Tát phụ với đức Phật A Di Đà để đến tiếp dẫn chúng sinh trong mười phương thế giới. Ngài luôn luôn bận rộn trong việc làm Phật sự, giáo hóa Thánh chúng tại cõi Cực lạc.
  • 2
    Đặc điểm của Đại Thế Chí Bồ Tát
     
    Hình hoặc tượng Bồ Tát Đại Thế Chí thường đứng hai tay cầm cành hoa, cách mặc cũng giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng đứng trên hoa ở bên tay phải đức Phật A Di Đà. Trên chóp mũ thường có hình ngôi chùa đại diện cho trí tuệ của ngài
  • 3
     Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát
     
    Bồ Tát Đạt Thế Chí khi chưa học đạo, một kiếp là con thứ hai của vua Vô tránh Niệm, và là em của Thái tử Bất Huyến, tức là Bồ Tát Quán thế Âm bây giờ, tên là Ni Ma. Cũng như anh, Hoàng tử Ni Ma được Vua cha khuyến khích bố thí cúng dàng Phật Bảo Tạng và đại chúng Tăng, Ngài cúng dường không luyến tiếc của. Ngài cũng được Đại thần Bảo Hải khuyên nhủ như Thái tử Bất Huyến rằng nên bố thí để cầu phúc vô lượng, không nên cầu phúc hữu lượng không lợi ích là bao.
     
     
    Hoàng tử Ni Ma được Đại thần nhắc nhở rồi thì Ngài đến chỗ Phật Bảo Tạng vái rồi nói: “Thưa đức Thế Tôn, tôi nay đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi là: Ba điều về thân không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm; bốn điều về miệng không nói dối, không nói hai chiều, không nói đâm thọc, không nói lời độc ác; ba điều về ý không tham, sân, si mê tà kiến, mà cầu phật đạo vô thượng Chính Đẳng Chính giác. Nếu sự cầu nguyện của tôi được Ngài chấp thuận thụ ký cho, thì xin giữa hư không hoa đẹp rơi rải xuống, và tôi kính cẩn lễ Ngài. Trong khi Hoàng tử thi lễ, giữa hư không hoa rải xuống như mưa bay. Thấy vậy, Hoàng tử nói: “Ngài đã thụ ký rồi, tôi kính lễ, xin Ngài làm sao để chư Phật mười phương cũng thụ ký cho tôi như Ngài đã làm”. Nói rồi, Hoàng tử lại thi lễ nữa, trong khi ấy, mười phương, kể cả cây cối núi đồi sông rạch đều rúng động, âm vang cùng khắp. Đức Phật Bảo Tạng nói: “Chư Phật mười phương đã thọ ký rằng: Tại cõi Tán Đề Lam, có người Phật tử của Phật Bảo Tạng tên Ni Ma, con thứ hai vua Vô Tránh Niệm, phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trong ba tháng, đem công đức ấy hồi hướng cầu đạo Bồ Đề và nguyện ở cõi trang nghiêm. Do đó trải qua vô số hằng sa kiếp tu hành sẽ bổ xứ thành Phật kế vị đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sinh Vương Như Lai nhập diệt” (tức là sau khi Bồ Tát Quán Thế Âm thành Phật, giáo hóa chúng sinh rồi nhập diệt, bấy giờ Ngài Đại Thế Chí là Phật kế vị ở cõi ấy, còn qúa lâu xa).
     
    Thái tử Ni Ma được Phật Bảo Tạng và chư Phật mười phương thụ ký, vui mừng phấn khởi, hằng chăm chỉ tu tập không quên. Sau khi mạng chung, đầu thai nhiều đời nhiều kiếp khi cõi người khi cõi Trời, kiếp nào cũng hằng giữ bản nguyện quyết tâm tu hành, làm hạnh mở mang trí tuệ cho chúng sinh si mê không mỏi mệt, mà bước lên đường giác.
    Hiện tại, Ngài mới lên tới bậc Đẳng Giác phụ với Đại Bồ Tát Quán Thế Âm, là hai vị cao nhất trong số Bồ Tát của đức Phật A Di Đà , làm Phật sự trong việc giáo hóa Thánh chúng. Ngài thường cùng Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thánh chúng đến mười phương tiếp đón chúng sinh về cõi Cực Lạc để giáo hóa cho họ thành Phật.
     
    Sưu tầm



Qua Tang Online