Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Ý nghĩa các ngày lễ trong Tháng 10

Đăng lúc 17:23 ngày 09/10/2013

 Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, viện trưởng viện lão khoa Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực:

 

 
 
1/10/1991 : Ngày quốc tế người cao tuổi
 
Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, viện trưởng viện lão khoa Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực:
* Sức khoẻ và ăn uống
* Nhà ở và môi trường.
* Gia đình.
* Dịch vụ và bảo trợ xã hội.
* Việc làm.
* Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.
Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 1/10/1991.
 
14/10/1930 : Ngày thành lập hội nông dân Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thanh niên cách mạng đồng chí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một số địa phương hình thành “Nông Hội Đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ; tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Cao Lãnh, Sa Đéc, Gia Định, Đức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải…. đi tới đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
 
Ngay từ khi thành lập, Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên đưa quần chúng ra đấu tranh chính trị và xây dựng đội quân chính trị quần chúng cách mạng. Tại kỳ họp ban chấp hành Trung Ương Đảng lần I (khoá I) từ 14/10 đến cuối tháng 10 năm 1930, “Nông hội đỏ” chính thức ra đời. Sự kiện thành lập Nông hôi đỏ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên đưa gia cấp nông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 
Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân Việt Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi phù hợp: “Hội tương tê ái hữu”, “Hội nông dân phản đế”, “Hội nông dân cứu quốc”, trở thành một thành viên chủ lực của mặt trận Việt Minh, là lực lượng nòng cốt và đông đảo nhất tham gia khởi nghĩa tháng tám 1945.
 
Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổ chức Hội được duy trì và liên tục phát triển. Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập, là thành viên quan trọng của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tham gia các phong trào cách mạng: đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; xây dựng hậu phương chiến đấu tại chỗ…., góp phần làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, hội nông dân tập thể đã vận động nông dân đi theo con đường hợp tác hoá: vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam – thành đồng tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
 
Chiến thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ mới, nông dân 2 miền Nam Bắc sát cánh cùng toàn dân đi tiếp con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; nhiệt tình tham gia xây dựng tổ chức của giai cấp nông dân - hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam từng bước lớn mạnh. Ngày 1/3/1988, hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được đổi tên là hội nông dân Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần I hội nông dân Việt Nam họp từ ngày 28 đến ngày 29/3/1988 tại Hà Nội, là một cột móc quan trọng, một bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của phong trào nông dân: Hội nông dân Việt Nam, một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân được chính thức thành lập, có hệ thống từ Trung Ương đến cơ sở; khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng ta về vai trò, vị trí của giai cấp công nông dân và hội nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra những mục tiêu, nội dung hoạt động của Hội, thực hiện đường lối mới của Đảng.
 
15/10/1956 : Ngày truyền thống Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn kết, tập hợp thanh niên do Đoàn thanh niên làm nòng cốt đã hoạt động liên tục và phát triển mạnh mẽ từ đó tới nay. Ngày 27/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 về việc thành lập nhà thanh niên và thể thao. Cũng vào thời gian đó, ban thường vụ Trung Ương Đảng chỉ thị cho tổng bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn thanh niên Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết , tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “kháng chiến kiến quốc”. Tháng 6/1946, tổng Đoàn thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là đoàn thanh niên Việt Nam), sau đổi tên thành liên đoàn thanh niên Việt Nam – là một tổ chức rộng rãi của mọi tầng lớp thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của liên đoàn. Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mắt trận đoàn kết tập hợp thanh niên (ở vùng tự do và vùng mời giải phóng) đại hội đại biểu toàn quốc liên đoàn thanh niên Việt Nam lần II (từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956 tại thu đô Hà Nội) đã quyết định thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và coi đại hội này là đại hội lần I thành lập hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Qua 45 năm cống hiến, xây dựng và trưởng thành, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam đã lận nhiều chiến công, viết những trang vàng vào lịch sử dân tộc gắn liền với những địa danh, những gương oanh liệt của tuổi trẻ Việt Nam. Ngày 15/10/1956 là ngày đánh dấu sự ra đời của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và ngày này hàng năm là ngày truyền thống của hội.
 
20/10/1930: Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Từ nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ (tháng 10/1939) đến các nghị quyết của Đảng nói về công tác phụ nữ, các bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta đều gắng liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng loài người. Phụ nữ được coi là một tổ chức quần chúng của Đảng. Qua các thời kỳ, tổ chức phụ nữ đã có những tên gọi khác nhau phù hợp với nhiệm vụ cách mạng:
* Hội phụ nữ phản đế (20/10/1930)
* Đoàn phụ nữ cứu quốc (16/6/1941)
* Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1946)
Với đoàn phụ nữ cứu quốc làm nòng cốt, tháng 4/1950 đoàn phụ nữ cứu quốc đã họp nhất vào hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội phụ nữ giải phóng (thành lập ngày 8/3/1961) ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cũng hợp nhất vào hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tháng 6/1976. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam được Đảng tổ chức và lãnh đạo để làm cách mạng và chăm lo quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam, thực hiện nam nữ bình đẳng.
Qua gia đoạn cách mạng, phụ nữ Việt Nam luôn luôn xứng đáng với lời khen ngợi của chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.” Nhân diệp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nhà nước ta tặng huân chương Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập hội, Đảng và nhà nước ta đã trao tặng huân chương sao vàng cho Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Theo Bài Đăng Mới Nhất



Qua Tang Online