Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Cách chọn mua giày liên doanh

Đăng lúc 12:51 ngày 06/11/2013

Cơn sốt lùng tìm giày xuất khẩu mỗi ngày một nóng lên khiến cho bao kẻ dù có muốn thờ ơ cũng khó lòng... quay đi. Giày cao cấp ở Hải Phòng chỉ bán về đêm, và chỉ bày bán ở duy nhất trên đường Lạch Tray.


 
Cơn sốt lùng tìm giày xuất khẩu mỗi ngày một nóng lên khiến cho bao kẻ dù có muốn thờ ơ cũng khó lòng... quay đi. Giày cao cấp ở Hải Phòng chỉ bán về đêm, và chỉ bày bán ở duy nhất trên đường Lạch Tray.
""


Giày xuất khẩu bị bày bán ở “chợ giời” quả là điều hiếm gặp. Nhiều người cứ nghĩ giày bày bán về đêm tuy là giày cao cấp, giày xịn nhưng do ăn cắp mà có... Song thực tế, đó là giày gia công cho công ty nước ngoài, bị lỗi hoặc gia công thừa số lượng. Hiện nay trên một số điểm bán giày đêm đã xuất hiện hiện tượng trà trộn giày Trung Quốc với giày liên doanh để bán kiếm lời.

Đây cũng là do một phần lượng giày xuất khẩu không nhiều, trong khi nhu cầu mua giày khá lớn, một số đối tượng khách lại ưa dùng hàng Trung Quốc nên việc bán kèm là điều không tránh khỏi. Mặt khác, phía các ông chủ, bà chủ nắm bắt tâm lý người mua “phải giày xuất khẩu cơ” nên dù biết giày mình không phải vậy nhưng vẫn nói vậy. Thôi thì, trăm nhờ cái sự không khéo, tinh ranh của người mua, khéo chọn biết nhìn mà đỡ tiền mất tật mang...

Đã khi nào bạn mơ, bạn sở hữu những đôi giày cao cấp chỉ xuất hiện ở thị trường quốc tế? Hải Phòng được coi là thành phố tập trung nhiều công ty liên doanh sản xuất giày xuất khẩu. Vì thế, khi nghe dân chơi giày sành điệu rỉ tai nhau: Tới Hải Phòng có thể tìm được giày chính hãng, “hàng phần trăm”, không ít khách hàng đã đi lùng mua. Thực hư ra sao. Chúng ta hãy cùng lượn một vòng phố giày đêm.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi có một khu chợ giày chỉ họp về đêm. Giày cao cấp ở Hải Pòng chỉ bán về đêm và chỉ bày bán duy nhất trên đường Lạch Tray, khu đối diện cổng trường ĐH Hàng Hải.

Ngày làm giày, tối bán giày

Giày xuất khẩu “hàng phần trăm” quả thực không nhiều như lời đồn. Không đủ cỡ như mọi loại giày khác nên mỗi gian hàng cũng chỉ bày được dăm ba chục đôi là hết. Thú thực, nghe tiếng giày xuất khẩu đã nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhữngđôi giày thể thao chính hiệu “Made in Vietnam” đàng hoàng.

Tôi hỏi thăm dò: Giày Trung Quốc hả chị? – Vớ vẩn, làm gì có giày nào giày Trung Quốc!? Không nhìn thấy à, giày liên doanh đấy! Vừa nói,chị vừa giơ đôi giày lên cho tôi xem. “Làm thế nào để biết hả chị? Em trông giống giày Trung Quốc lắm”, tôi cố hỏi tiếp. Tỏ ra hơi cáu, chị cầm đôi giày màu cam hiệu Lacoste rồi bẻ đôi đế giày như thể thanh minh “nhìn xem, bẻ như thế này mà cũng không bị sao,đấy là giày xịn...”. 

Tạm chấp nhận lý lẽ chị chủ hàng, tôi sang hàng bên, nơi một thanh niên đang đứng bán, có vẻ đông khách. So với gian hàng kia, hàng của anh chàng này nhiều và phong phú hơn. Một cậu sinh viên tay cầm đôi giày đen hiệu Levi’s hỏi chủ hàng: Sao tên Levi’s này lạ thế? Chữ to đùng, chẳng giống gì cả?. “Chú cầm thử xem sao, cần thiết cứ bẻ đôi giày này ra là biết ngay. Da xịn 100% đấy, anh bảo đảm cho chú!”. Chủ hàng nhanh nhảu đáp – “Bao nhiêu, anh” – “55 ngàn đồng /đôi”. Rẻ quá!

Tôi ngạc nhiên, sao giày xịn mà lại có giá bèo như thế. Mượn cậu sinh viên đôi giày, tôi cố tìm xem có nhãn hiệu "made in" nào không? Nhìn đôi giày bóng đẹp, mới nguyên, đường chỉ may khôn, đế không bị lỗi, đặc biệt rất nhẹ, tôi không thể hình dung nổi vì sao giày đẹp như thế chỉ có giá 55 ngàn đồng (?!).

Tôi lân la hỏi: “Em nghe nói hàng liên doanh quản lý nghiêm ngặt lắm, sao lại có hàng tuồn ra ngoài được, nên giày chắc là đồ Trung Quốc. Nhìn tôi với ánh mắt đầy tự tin, chủ hàng vừa đút tay vào túi quần vừa nói: “Anh buôn hàng này rất lâu rồi, không phải bây giờ. Hàng năm nay khan lắm vì các công ty da giày đang gặp phải sự cố chống bán phá giá nên sản xuất ngưng trệ, đơn đặt hàng ít”. 

Như thể chưa đủ, anh chủ hàng tiếp: “Anh có cả một hệ thống đưa hàng ra bên ngoài. Lo gì! Các cô cứ nói hàng Trung Quốc chứ anh là người trực tiếp làm giày trong xưởng, anh biết hơn ai hết, giày xịn hay không xịn, anh đều mách cho mà mua. Yên tâm đi!”.

Thấy chủ hàng vui tính, tôi tiếp tục câu chuyện: “Giày này nhiều người mê lắm, sao không bán cả ngày mà chỉ bán về đêm?”. Chẳng để tôi chờ đợi, anh ghé tai tôi nói nhỏ: “Ban ngày anh làm trong xưởng giày, tối tan ca mới về bày bán kiếm thêm, chứ cô bảo, bán hàng này, có vài chục một đôi, lời lãi gì!”.

Đó là giày “phần trăm”...

Câu chuyện của anh bán hàng khiến tôi chợt nhớ tới khu nhà trọ công nhân giày da gần nhà. Thấy tôi xách đôi giày hiệu CUBE màu trắng, đám nhà trọ xúm vào xem và phán: “Tưởng gì chứ hàng này, bọn em lạ gì. Đây là hàng phần trăm”. Thấy tôi ngu ngơ không hiểu, một em giải thích: “Chị cứ tưởng tượng một lô hàng theo đơn đặt hàng của nước ngoài là 10 ngàn đôi nhưng để tránh tỉ lệ hao hụt, hỏng hoặc lỗi, thường thì công ty phải gia công thêm vài trăm đôi nữa.

Song có những lô hàng không bị hỏng hoặc hỏng ít, thế là thừa số giày tỉ lệ kia. Hủy đi thì tiếc mà để đó càng không được. Nhưng cũng có hàng do bị lỗi nên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu của đối tác nên phải để lại, thấy nhiều người hay dò hỏi mua giày liên doanh, bọn em liền tìm cách cẩu ra ngoài số hàng đó”.

Như thể minh chứng, cậu thanh niên cùng khu trọ kể vanh vách tên một số đại gia có tiếng trong nghề tuồn giày cho tôi nghe rồi nói: “Giày này không phải ai cũng mang được ra ngoài. Có tay lính mới vừa đút đôi giày vào người, ra cổng bị bảo vệ bắt được, đuổi việc về quê, thế là hết!”.

Rồi cũng đám công nhân này mách tôi kinh nghiệm khi chọn mua giày liên doanh. Giày liên doanh thường không in mác nơi xuất xứ như mọi loại giày khác, chỉ có tên nhãn hiệu và side giày mà thôi. Trọng lượng giày rất nhẹ, đế khỏe và mềm nên dù có bẻ gập giày cũng không bị gãy.

Vì là giày thừa theo tỉ lệ gia công, hoặc giày bị lỗi nên số lượng hàng không lớn, các điểm bán không rộng. Mặt khác, vì là hàng không hợp pháp nên chủ hàng chỉ giao cho một vài “đệ” thân tín mà thôi. “Nói thật với chị, tìm mua được giày xuất khẩu không phải dễ, giày này đi thích vô cùng, thoải mái, siêu bền lại rẻ nữa chứ. Bọn em, đứa nào đứa ấy cũng muốn đi lắm nhưng sợ bị phát hiện nên chẳng dám...”.
 
(Theo TVTD)
(vietbao.vn )

 




Qua Tang Online