Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Du lịch

Dưới những tán ngân hạnh rực rỡ

Đăng lúc 15:40 ngày 29/06/2014
Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh (còn gọi là rẻ quạt) là loài cây thiêng. Lá cây ngân hạnh là biểu tượng chính thức cho thủ đô Tokyo từ tháng 6/1989, mang ý nghĩa của vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển.
 
Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh (còn gọi là rẻ quạt) là loài cây thiêng. Lá cây ngân hạnh là biểu tượng chính thức cho thủ đô Tokyo từ tháng 6/1989, mang ý nghĩa của vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển.
 
Ở Nhật Bản, người ta trồng nhiều ngân hạnh trên các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ. Chớm thu, hàng ngân hạnh lá xanh mướt mắt, chuẩn bị cho mùa lá đổi màu. Cuối thu, chớm đông, ngân hạnh bắt đầu chuyển màu lá. Vào khoảng cuối tháng 10, cả rừng lá ngả màu dần từ xanh sang vàng óng rồi đỏ rực. Những chiếc lá rẻ quạt lộng lẫy, tung mình theo gió như những đôi chân thiên nga trên bầu trời thu xanh thẳm đã tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp cho đất nước này. Cây rẻ quạt rụng lá vàng là hình ảnh phổ biến trên khắp đất nước Nhật trong những ngày thu.
 
Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn
Với người Nhật Bản, cây ngân hạnh biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn. Ảnh: epochtimes.
 
 Thiên nhiên dành nhiều ưu đãi cho xứ sở Phù Tang. Mùa xuân về, cả đất trời tràn ngập sắc thắm hồng, trắng, đỏ của hoa anh đào thì khi mùa thu đến, người ta lại được thoả mãn ngắm bản hoà tấu thiên nhiên với các sắc màu của lá: đỏ của lá thích, lá phong, vàng rực của ngân hạnh và xanh rì của thông.
 
Người Nhật thường dành những ngày nghỉ phép trong năm vào dịp đầu đông, khi rừng cây chuyển lá, thời tiết chưa lạnh lắm để cùng gia đình và bạn bè tổ chức những chuyến dã ngoại, leo núi ngắm thu tan.
 
Cây ngân hạnh được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản
Cây ngân hạnh được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Ảnh: epochtimes
 
Ở Nhật Bản, người ta dùng gỗ của cây ngân hạnh để chạm trổ, chế tạo bàn và các con cờ, những vật dụng trong buổi trà đạo hoặc các vật dụng trên bàn thờ, chùa miếu và làm giấy. Quả của nó được dùng tươi hay nấu chín. Quả ngân hạnh có vị dịu, khi nấu chín ăn tựa như hạt dẻ, thường được dùng để thay thế hạt sen. Quả ngân hạnh trong các buổi trà đạo là món tráng miệng. Quả nhuộm đỏ được sử dụng trong các buổi lễ, dọn ăn trong đám cưới, giúp tiêu hoá, giải rượu. Ngoài ra, nó còn được để làm bánh, kẹo hoặc giấm và chế biến như một loại rau. Quả được nướng, luộc hoặc hấp với trứng, trộn với cháo, ăn với cơm, nấm, rau và đậu phụ. Dầu hạt quả dùng làm nhiên liệu thắp đèn. Lá cây với nhiều dược tính được chế làm thuốc, sắc uống hoặc chế biến thành trà.
 
Nhờ hình dáng lạ, màu vàng đẹp mà lá ngân hạnh được người Nhật sử dụng làm dải đánh dấu trang vừa rẻ vừa trang nhã. Hình dáng lá cây được sử dụng nhiều nhất trên áo kimono, khăn quàng, khăn tay, đồ trang sức như khuyên tai, dây chuyền, cài áo, huy hiệu của gia đình, trường học, thành phố là motip phổ biến trên các tấm gốm, lọ, tranh vẽ, tranh khắc gỗ, sơn mài, dệt may và in ấn.
 
Dưới tán cây rực rỡ
Dưới tán cây rực rỡ. Ảnh: epochtimes.
 
Khi mùa thu khoác chiếc áo dịu dàng và yên tĩnh trên mọi nẻo đường, người dân Nhật Bản lại hoà mình trong sắc vàng được thêu dệt bởi muôn ngàn lá ngân hạnh.



Bookkhachsan.com - Theo 2travel.vn



Qua Tang Online