Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Văn hóa ẩm thực

Trà cam khổ

Đăng lúc 14:02 ngày 31/08/2006
Photo
Ở vùng Vạn Hội, núi Chúa thuộc huyện Hoài Ân có hai thứ trà mọc hoang dã trên đồi gò hoặc ven chân núi, không ai trồng cả nhưng lại rất quí. Một loại gọi là trà cam, còn loại kia là trà khổ.
 


Trà cam lá nhỏ, có vị ngọt như đường, nên mới gọi là cam (ngọt). Trà khổ lá to, xanh, dày và cứng, ngắt đọt non nhai thấy đắng nhân nhẩn, nấu nước uống thì rất đắng. Bởi thế mới có tên khổ (đắng), như khổ qua (mướp đắng), khổ cự (rau diếp), khổ thái (rau đắng) v.v…

Rễ trà cam có tác dụng hồi sức cho phụ nữ sau khi sinh nở. Còn nước trà khổ làm cho người say tỉnh rượu. Uống thường xuyên trà khổ, gan hoạt động tốt và có khả năng phòng ngừa bệnh sốt rét.

Ngày xưa, người ta dùng cả hai loại trà cam và khổ để tiến vua. Trộn 2 ngọt 1 đắng thành trà cam khổ. Cam khổ còn có nghĩa là phải rất vất vả gian khổ, "nếm mật nằm gai" mới kiến được thứ trà này.

Trà cam khổ bây giờ rất hiếm. Người ta đã trồng thử trong vườn nhà nhưng cây rất khó sống. Có lẽ nó ưa chen chúc nơi hoang dã. Đây là một thứ trà quí nhưng chưa mấy người biết, chưa ai quan tâm trừ người dân địa phương. Người dân mong mỏi được các nhà khoa học nghiên cứu, di thực, thuần hóa được thứ trà này để nhân giống trồng đại trà, mở ra hướng sản xuất kinh doanh để trà cam khổ trở thành hàng hóa, thành một thứ "đặc sản" kinh tế giá trị của địa phương.


Qua Tang Online