Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Mẹo vặt

Trẻ bị muỗi đốt đã có...sơn móng tay

Đăng lúc 11:09 ngày 16/07/2013

Mẹ có thể "giải cứu" làn da bé yêu khỏi côn trùng cắn nhờ vật liệu ngay trong nhà.


 
Mùa hè đến là lúc những nhóc tì chia tay lớp học, thỏa sức vui chơi. Khoảng thời gian này trong năm cũng là mùa côn trùng phát triển mạnh. Mẹ sẽ thường rất hay thấy bé yêu của mình trở về nhà với “chiến tích” là 1,2 vết muỗi đốt, sâu bọ hay côn trùng cắn trên da. Làm thế nào để xoa dịu những vết đốt này để trả lại làn da mịn màng và giúp bé yêu thoải mái nô đùa trong hè? Mẹ không nên bỏ qua những mẹo dân gian cực hay dưới đây:
 
Giái pháp chống ngứa
 
Trẻ bị muỗi đốt đã có...sơn móng tay - 1

Trẻ thường không chịu nổi nốt ngứa và luôn cố gắng gãi đến xước da
 
Đối với rất nhiều bà mẹ, việc khó khăn nhất khi trẻ bị côn trùng đốt đó là ngăn cản con sao cho đừng cố gãi hay làm trầy xước da. Muốn thực hiện được điều này, ta cần giúp bé giảm ngay cơn ngứa ngáy ở vết đốt. Có lẽ rất nhiều mẹ sẽ gợi ý dùng kem dưỡng da, kem chống ngứa hay các loại kem có chứa hydrocortisone được bán phổ biến tại các siêu thị và nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn dùng thuốc Tây, ta vẫn có thể sử dụng ngay các thực phẩm có trong chính căn bếp nhà mình:
 
Bột Baking soda: Công thức lấy bột baking soda trộn với một chút nước cho dẻo rồi bôi lên vết đốt, để khô.
 
Cồn 70 độ: Bôi một chút cồn lên vết muỗi đốt rồi để khô cũng có tác dụng làm giảm ngứa hiệu quả cho bé. Nếu mẹ lo cồn nóng, có thể hòa loãng cồn với nước đun sôi để nguội.
 
Sơn móng tay, nước hoa: Một chút sơn móng tay hay nước hoa quết lên vết đốt không những giảm ngứa ngáy mà còn giúp vết đốt không bị xước rách thêm.
 
Giải pháp chống sưng
 
Một số vết côn trùng cắn có thể để lại nốt sưng đỏ hoặc tím thẫm rất to. Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng:
 
Đá lạnh: Đừng bao giờ quên “sức mạnh” của đá trong việc làm giảm vết sưng. Mẹ có thể lấy vài viên đá sạch bọc trong khăn xô, chườm lên vết đốt liên tục trong 10 phút không những làm tê vết đốt mà còn giúp đỡ sưng.
 
Tinh dầu cây phỉ: Cây phỉ (witch – hazel) thường mọc nhiều ở Châu Á và Bắc Mỹ, có hoa màu vàng. Cây phỉ là một loại cây bụi có thuộc tính làm dịu và làm mềm. Chiết xuất từ cây phỉ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm sưng hữu hiệu. Bôi một chút hỗn hợp chiết xuất từ cây phỉ lên vết đốt, những chỗ bị sưng sẽ giảm ngay lập tức.
 
Giải pháp khử độc và khử trùng vết đốt
 
Một số loại côn trùng sau khi đốt không những khiến bé khó chịu mà còn để lại nọc độc nguy hại cho sức khỏe. Mẹ nên chú ý sử dụng những mẹo sau đây khi bé bị các côn trùng độc cắn:
 
Dấm: Dấm có tác dụng tức thì với những vết ngứa, sưng do côn trùng đốt. Dấm càng đặc lại càng hiệu quả. Mẹ nên chọn sử dụng dấm táo để bôi lên vết đốt của con, nhất là những vết do bị ong chích để hóa giải nọc độc.
 
Bùn: Không chỉ có tác dụng làm đẹp, một chút bùn khoáng đắp lên vết ong chích cũng có tác dụng thuyên giảm chất độc.
 
Vỏ chuối: Quả ngon thường ngày bé ăn giờ đây lại cực hữu hiệu trong việc xát trùng vết côn trùng đốt. Vỏ chuối có đặc tính kháng khuẩn và hàm lượng oxy hóa cao. Xát vỏ chuối lên vết đốt có thể giúp giảm khả năng nhiễm trùng vết đốt ở trẻ nhỏ.
 
Sưu tầm



Qua Tang Online