Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Bạn cần biết

Ý nghĩa sức khỏe của ngày Tết Đoan Ngọ

Đăng lúc 08:21 ngày 18/06/2013

Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) được coi là cái Tết sau Tết Nguyên Đán của người dân Việt.


 
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hoá” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên vào thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
 
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
 
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Các loại thực phẩm được sử dụng nhiều để "diệt sâu bọ" thường là đào mịn lông tơ, mận chua, mận ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng trong ruột vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
 
Ý nghĩa sức khỏe của ngày Tết Đoan Ngọ

 

 

Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, ngủ dậy phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi vôi vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn.
 
Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người chưa ăn uống gì sẽ lót dạ bằng trái cây theo mùa và rượu nếp. Từ đó tới nay, bát rượu nếp hay đĩa mận tươi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này.
 
Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay. Sau đó bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
 
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
 
Ý nghĩa sức khỏe của ngày Tết Đoan Ngọ

 

 

Giữa trưa hôm ấy thì cả nhà làm cỗ cúng gia tiên, khi tới giờ Ngọ thì đi hái lá mồng năm vì đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, khí hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống vì cho rằng uống thế thì lành.
 
Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn nên các phong tục này được giản đơn đi rất nhiều. Có nhà vẫn mua rượu nếp nhưng cũng có nhà chỉ mua một vài loại hoa quả để ăn cho có lệ. Tục hái lá trong vườn không còn phổ biến nữa.
 
Theo các nhà nghiên cứu về xã hội học và y học, cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Nghỉ ngơi và tẩm bổ là hai điều cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình lao động. Nếu làm việc liên tục mà không cho cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi thì con người sẽ không đủ sức lực để làm việc lâu dài. Và trong "lịch nghỉ ngơi" của người Việt ta từ xưa thì có cả Tết Đoan Ngọ.
 
Sưu tầm



Qua Tang Online