Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Dinh dưỡng & Sức khoẻ

Ăn nhiều fast food, lợi có cập hại?

Đăng lúc 08:34 ngày 07/12/2006
Photo
Đằng sau tính hấp dẫn về mặt cảm quan, cao năng lượng, nhiều đạm, ít vitamin, thiếu chất xơ và khoáng chất... là những mặt trái của thức ăn nhanh.
 
Đằng sau tính hấp dẫn về mặt cảm quan, cao năng lượng, nhiều đạm, ít vitamin, thiếu chất xơ và khoáng chất... là những mặt trái của thức ăn nhanh.

Nhìn những chiếc đùi gà được tẩm bột và rán vàng óng, nhai dòn tan trong miệng, những dĩa khoai tây rán vàng thơm ngậy, những lát thịt bò bít-tết vàng nâu hấp dẫn, những chiếc bánh hambuger kẹp thịt băm được rán chín thơm phưng phức... khiến cho không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng cảm thấy khó lòng cưỡng lại sự cám dỗ của chúng.

Thế nhưng đằng sau những thức ăn nhanh ngon lành, hấp dẫn kia, nếu dùng quá nhiều có thể ẩn chứa những mối nguy cơ to lớn...

Nhiều chất béo...

Đa phần các loại thức ăn nhanh kiểu này được chế biến theo cách chiên trong dầu, nên một đặc điểm chung của các loại thức ăn nhanh này là rất giàu năng lượng...

Một đùi gà rô ti hoặc một phần bánh mì bít-tết cung cấp 800 kcalo trong đó có 80g chất béo, một phần cánh gà tẩm bột chiên dòn gồm 3 cánh gà cung cấp đến 1.000 kcalo và trên 100g chất béo, một dĩa khoai tây chiên nhỏ cũng cung cấp đến 300 kcalo...

Một khẩu phần fast food kiểu Mỹ gồm một bánh hambuger kẹp thịt băm chiên, một phần khoai tây chiên và một lon nước ngọt sẽ cung cấp 1.800kcalo, tức là bằng lượng calo cần thiết cho một người trưởng thành lao động nhẹ trong cả một ngày.

Một người ăn khoẻ có thể một mình ăn đến 2-3 suất như vậy, tức là đưa vào cơ thể gấp 2-3 lần năng lượng cần thiết hàng ngày. Nếu cộng thêm các bữa ăn khác như ăn sáng, trưa, ăn phụ thì năng lượng khẩu phần sẽ vượt lên đến mức đáng lo ngại.

Ăn một vài ngày còn chưa sao, nhưng một vài mươi ngày thì dễ dàng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì với hàng loạt nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa dinh dưỡng như rối loạn chuyển hoá mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...

Đạm cao

Một điều cần lưu ý nữa là lượng đạm trong khẩu phần fast food cũng rất cao.

Một phần gà rán có thể nặng đến 400-500g thịt, một phần bánh hambuger cũng chứa đến 200-300g thịt bò, thịt gà, một lát bít-tết theo đúng kiểu... Tây có khi nặng đến 400-500g thịt bò!

Lượng đạm này vượt xa nhu cầu khuyến nghị về việc sử dụng chất đạm hàng ngày là mỗi người bình thường mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 15% năng lượng khẩu phần từ chất đạm.

Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày, mỗi người trưởng thành bình thường không được ăn vượt quá 30g đạm trong đó chỉ có 15g đạm động vật tương đương khoảng 120-150g các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật.

Việc ăn quá nhiều đạm so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc gia tăng công năng hoạt động của thận, làm giảm tuổi thọ của thận.

Ăn đạm nhiều làm tăng thải can-xi qua đường thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận, loãng xương. Ăn đạm nhiều cũng là điều kiện có ý nghĩa cho việc tích tụ axit uric trong các khớp của cơ thể và gây bệnh goute (bệnh thống phong).

... Nhưng ít chất xơ và vitamin

Các thức ăn nhanh thường ít thành phần thực phẩm, chứa chủ yếu là chất đạm, rất nhiều chất béo, một ít chất bột và rất rất ít các loại rau củ, nếu so với nhu cầu khuyến nghị là trên 300g rau mỗi ngày.

Do đó, nếu ăn nhiều thức ăn nhanh, cơ thể có nguy cơ thiếu các chất xơ, vi-ta-min và chất khoáng có trong rác loại rau củ tươi.

Các thành phần thực phẩm khác như thịt cũng có chứa một lượng lớn vitamin, nhưng quá trình chế biến ở nhiệt độ cao và kéo dài trong dầu làm hủy hoại các vitamin này nên khẩu phần fast food chứa nhiều năng lượng nhưng lại rất ít vitamin và chất xơ.

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã đặt vấn đề chế độ ăn ít chất xơ, ít vitamin và nhiều chất đạm được xem là một chế độ ăn thuận lợi cho bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng.


Qua Tang Online