Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Mẹo vặt

Nêm vừa miệng liệu đã đúng?

Đăng lúc 19:45 ngày 05/07/2013

Xưa, nêm thức ăn chủ yếu để ăn được vừa miệng, nay kinh tế khá giả, việc nêm nếm có thêm nhiều sự cân nhắc vì yếu tố sức khỏe.


 
Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng - Trung tâm Giá trị sống TP.HCM thì: “Muối là gia vị gây nghiện”. Khi người ta thiếu muối sẽ có đủ các triệu chứng của “con nghiện” như nhớ và ăn không ngon. Nghiện muối được hình thành từ ngày còn bé, cha mẹ nêm món ăn dặm cho con theo khẩu vị của mình. Trong khi đó, theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng thì, người Việt ăn mặn gấp ba lần so với khuyến cáo (trung bình một ngày dùng từ 18 - 22g muối). Ăn quá mặn cũng dẫn đến cao huyết áp, ung thư dạ dày, sỏi thận, thận nhiễm mỡ… Điều đáng ngại là phần lớn phụ huynh lại lấy “đô” muối của mình để nêm nếm cho các bé ngay từ tháng ăn dặm! Ăn mặn từ bé nên lớn lên ăn mặn thêm một chút là chuyện nhỏ, chỉ đến khi mang thai bị phù, mắc bệnh cao huyết áp buộc phải ăn nhạt mới là chuyện… lớn!
 
Để nêm muối sao cho đậm đà mà vẫn giữ được sức khỏe, chỉ cần đảo lộn công thức ướp nguyên liệu khi nấu nướng. Cụ thể, khi ướp thịt, tôm, cá, chỉ cần ướp với các loại gia vị làm dậy mùi thơm như: hành, tiêu, tỏi, gừng, sả… còn muối chỉ nêm khi nấu mà thôi. Cách nấu nướng này áp dụng cho món cá kho, thịt kho… sẽ thấy rất ngon vì cá, thịt vẫn có đủ vị của món kho thơm ngon, đậm đà nhưng phần thịt lại nhạt. Món cơm chiên cá mặn, cơm chiên tỏi, cơm chiên Dương Châu, cơm chiên gà xé… ngoài việc nêm muối, mắm, bột nêm còn chan thêm nước tương nên cần nêm nhạt hơn bình thường để không dùng quá lượng… muối cho phép trong ngày.
 
 
Muối chỉ nêm khi kho nấu 
 
Các món nấu trong nước, ngoài các loại nguyên liệu cá, thịt, tôm được ướp “thấm đẫm” gia vị thì nước lèo cũng được nêm đậm hơn bình thường để sau đó còn cho thêm rau, giá, hành, cần… chưa kể lúc ăn còn sánh đôi với nước mắm ớt… Vì vậy, khi ăn không nên “sì sụp” quá nhiệt tình với nước lèo và không nên chấm thịt, cá ngập trong nước mắm các loại.
 
Các món cuốn bánh tráng, sau khi ăn xong thường có cảm giác khát nước vì trong bánh tráng đã có muối, nguyên liệu thịt cá tẩm ướp muối lại ăn kèm nước chấm chứa muối. Vì vậy, khi ăn không chấm ngập cuốn. Riêng các món ăn với nước mắm pha như: chả giò, bún thịt nướng, bún bì… nên pha nước mắm chua ngọt thay vì mặn ngọt. Muối iốt được khuyên dùng để  tránh những tác hại do thiếu iốt như đần độn, bướu cổ… Tuy nhiên, iốt là loại vi chất không cánh nhưng biết bay nếu gặp nhiệt độ cao, vì thế không nên rang muối iốt hoặc ướp thịt cá rồi đem chiên. 
 
Sưu tầm



Qua Tang Online