Danh mục bài viết
Book khach san

Home » Thông tin thị trường

Giờ Hành Chính Ở Quán

Đăng lúc 10:55 ngày 18/11/2013
Photo
Cấm thì cấm, quán vẫn đông. Hơn 8 giờ sáng, một số quán cà phê trên đường Tôn Đức Thắng (TP Long Xuyên, An Giang) vẫn còn một bộ phận CC-VC thản nhiên ngồi “tám”, dù thời điểm đó phải có mặt ở cơ quan. Những quán cà phê ở nội ô TP Long Xuyên như: O. M, D, T. T, Đ. X, L. X. . . lúc nào cũng đông khách trong giờ làm việc, trong đó có không ít người “nhìn thấy quen quen” ở các cơ quan hành chính. Họ ngồi đó để bàn đủ thứ chuyện từ thời sự, đến những phiền toái trong công việc, kể cả những chuyện không thể trao đổi ở cơ quan. . .
 


Theo phản ánh của người dân, tình trạng CC-VC thường trốn giờ làm để đi nhậu, uống cà phê đã gây khó khăn cho họ khi cần liên hệ công việc. Thậm chí, ở một số xã, cán bộ chỉ làm buổi sáng, còn buổi chiều nghỉ làm, hoặc khoảng 2-3 giờ chiều mới đến cơ quan, mặc cho dân chờ đợi. Không ít lần đến liên hệ công tác, chúng tôi được cán bộ văn phòng xã báo “lãnh đạo đi họp”, nhưng thực chất đang ngồi ở quán X. tiếp khách, người đang ở nhà thu hoạch lúa. . .

Giải thích cho sự “bận” này, nhiều người cho rằng, lương 2-3 triệu đồng/tháng không lo “tăng gia” lấy gì đủ nuôi gia đình. . . “Kẹt cảnh tiếp khách quá giờ, trong người có rượu nên chiều nghỉ làm luôn; hoặc khi có đoàn khách tỉnh, huyện xuống không lẽ một bữa cơm không đãi được. Nhiều doanh nghiệp thích bàn chuyện làm ăn ở quán nhậu. . . Đó cũng là chuyện công mà” - một lãnh đạo địa phương nói.

Kiên quyết xử lý tình trạng “ăn cắp” giờ công.

Lãnh đạo một đơn vị cấp tỉnh phân tích: “La cà ở quán thường rơi vào những nơi có bộ máy cồng kềnh, việc ít, người nhiều; do người đứng đầu thiếu trách nhiệm, lơi lỏng trong công tác quản lý; ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, tinh thần làm việc của một bộ phận CC-VC kém. Đã đến lúc cần siết chặt hơn các quy định nhằm chấn chỉnh lề lối làm việc xử lý tình trạng lạm dụng giờ “vàng ngọc” để la cà hàng quán”.

Cần nhắc lại, từ năm 1996, Chính phủ đã ban hành quy định “Cán bộ, công chức (CB-CC), đảng viên không được uống rượu bia trong giờ làm việc, kể cả tiếp khách”. Mở màn cho “chiến dịch” cấm CB-CC uống rượu bia trong giờ làm việc ở miền Tây là tỉnh Long An hồi năm 2007, đến năm 2009 là tỉnh Bến Tre và từ năm 2012 đến nay thì tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều đồng loạt thực hiện.

Một số địa phương ban hành chế tài mạnh, như: Thủ trưởng đơn vị có trường hợp vi phạm (nhậu trong giờ làm việc bị phát hiện) thì bị kiểm điểm, cắt thi đua. Chính vì thế, CB-CC rất sợ bị bắt quả tang la cà nhậu nhẹt. Còn lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp cũng quản lý cấp dưới chặt hơn. Chính vì vậy, tình trạng CB-CC uống rượu trong giờ làm việc hoặc uống rượu trưa và đến cơ quan có mùi rượu đã giảm mạnh.

Tới đây, tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng CB-CC la cà tại các quán cà phê, “ăn gian” giờ hành chính tại các quán nhậu. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của lãnh đạo các cơ quan đơn vị, địa phương trong việc chấn chỉnh lại tác phong làm việc của CB-CC-VC, mỗi người phải tự ý thức và làm tròn trách nhiệm của người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, như vậy, hiệu quả mới được nâng cao.




Qua Tang Online